Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 được Quốc hội khóa XV thông qua ngày 15/11/2022 (Luật số 14/2022/QH15) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/03/2022 thay thế cho Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 như đã đề cập tại điểm 3 Phần I, góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền; xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện trên cơ sở bảo đảm sự độc lập, tự chủ về kinh tế cũng như bảo đảm an ninh tiền tệ, an toàn tài chính quốc gia; nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm rửa tiền nói riêng và công tác phòng, chống tội phạm nói chung.
Về cơ bản, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 kế thừa quy định tại Luật Phòng, chống rửa tiền/ năm 2012, theo đó phạm vi điều chỉnh của Luật quy định về các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi rửa tiền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống rửa tiền; hợp tác quốc tế về phòng, chống rửa tiền. Bên cạnh đó, Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 cũng quy định việc phòng, chống hành vi rửa tiền của các tổ chức, cá nhân có mục đích tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt được thực hiện theo quy định của Luật này, quy định của pháp luật hình sự và pháp luật về phòng, chống khủng bố, phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2022 giảm 1 Chương, tăng 16 Điều so với Luật Phòng,