TUYÊN TRUYỀN VỀ LUẬT THANH TRA NĂM 2022
Chuyên mục: Phổ biến, giáo dục pháp luật |
Người đăng:
Nguyễn Thị Hồng Thắm |
Ngày đăng: 08/09/2023 |
Số lần xem: 657
Ngày 14 tháng 11 năm 2022, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XV đã thông qua Luật Thanh tra năm 2022 số 11/2022/QH15 thay thế Luật Thanh tra năm 2010 số 56/2010/QH12. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ký Lệnh công bố, Luật có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2023.
Luật Thanh tra năm 2022 gồm 8 chương và 118 điều, cụ thể như sau:
- Chương I: Những quy định chung, gồm 8 điều (từ Điều 1 đến Điều 8). Chương này quy định về phạm vi điều chỉnh; giải thích từ ngữ, mục đích, nguyên tắc hoạt động thanh tra, chức năng của cơ quan thanh tra, trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước trong công tác thanh tra, kiểm tra; trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan thực hiện chức năng thanh tra với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra.
- Chương II: Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, gồm 29 điều (từ Điều 9 đến Điều 37). Chương này gồm 8 mục: Mục 1 quy định về Thanh tra Chính phủ (từ Điều 10 đến Điều 13); Mục 2 quy định về Thanh tra Bộ (từ Điều 14 đến Điều 17); Mục 3 quy định về Thanh tra Tổng cục, Cục (từ Điều 18 đến Điều 21); Mục 4 quy định về Thanh tra tỉnh (từ Điều 22 đến Điều 25); Mục 5 quy định về Thanh tra sở (từ Điều 26 đến Điều 29); Mục 6 quy định về Thanh tra huyện (từ Điều 30 đến Điều 33); Mục 7 quy định về cơ quan thanh tra ở Cơ quan thuộc Chính phủ (từ Điều 34 đến Điều 35); Mục 8 quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành (từ Điều 36 đến Điều 37).
- Chương III: Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành: gồm 06 điều (từ Điều 38 đến Điều 43) quy định về Thanh